Nhà máy xử lý chất thải rắn phát điện cần thơ đang phát huy hiệu quả
Nhiều hộ dân sống quanh các bãi rác ở TP Cần Thơ vô cùng phấn khởi khi nhà máy đốt rác sinh hoạt phát điện đi vào hoạt động. Hiện, thành phố tập trung xử lý, phân loại rác thải cho nhà máy đốt phát điện; hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường, đóng góp vào lưới điện quốc gia…
Thu 60 triệu kWh/năm từ nhà máy xử lý chất thải rắn phát điện cần thơ
Nhiều năm qua, các hộ dân sống quanh các bãi rác lớn của như bãi rác Ô Môn (quận Ô Môn), bãi rác Đông Thắng (huyện Cờ Đỏ) phải khổ sở vì mùi hôi, ô nhiễm đất, nguồn nước…
Nhiều bãi rác lộ thiên dù được quan tâm đầu tư xử lý chất thải rắn nhưng ít nhiều gây ảnh hưởng đến đời sống, môi trường khu vực dân cư lân cận.
Để giải quyết vấn đề này, tháng 6/2017, thành phố cho khởi công xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn phát điện cần thơ. Nhà máy xử lý chất thải rắn phát điện do Tập đoàn China Everbright quốc tế làm chủ đầu tư.
Toàn cảnh Nhà máy Đốt rác sinh hoạt phát điện Cần Thơ.
Pháp nhân tại Việt Nam quản lý vận hành nhà máy xử lý chất thải rắn phát điện cần thơ là Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB Cần Thơ. Nhà máy xử lý rác cần thơ được đặt ở xã Trường Xuân (huyện Thới Lai), đi vào hoạt động từ tháng 12/2018.
Với diện tích 5,3ha, tổng mức đầu tư 1.050 tỉ đồng, sử dụng công nghệ nhà máy xử lý rác thải phát điện. Mỗi ngày, nhà máy xử lý rác thải phát điện có thể xử lý 400 tấn rác thải sinh hoạt và phát điện khoảng 150.000 kWh (tương đương 60 triệu kWh/năm). Thời gian hoạt động của nhà máy là 20 năm.
Theo thông tin từ nhà máy xử lý rác thải phát điện, số lượng tro xỉ sau khi đốt phát điện còn lại khoảng 5% được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng; các chất thải công nghiệp dạng rắn, lỏng, khí thông qua các thiết bị chuyên dụng xử lý đạt tiêu chuẩn và thải ra ngoài.
Bộ TN&MT đã có ủy quyền cho Tổng cục Môi trường cùng Sở TN&MT TP Cần Thơ thực hiện giám sát các chỉ tiêu liên quan đến môi trường. Tất cả chỉ tiêu về không khí, khói bụi, môi trường đều được cập nhật online và gửi về các đơn vị chủ quản theo dõi, tần suất là 15 phút/lần.
Theo con số thống kê của Sở Xây dựng TP Cần Thơ, trung bình mỗi ngày thành phố có khoảng 600 – 650 tấn rác thải cần xử lý. Trước khi có nhà máy xử lý rác thải phát điện này, rác thải sinh hoạt được xử lý chủ yếu bằng công nghệ chôn lấp và đốt không thu hồi năng lượng tại các bãi rác Ô Môn, Thốt Nốt và Cờ Đỏ…
Để tạo thuận lợi cho nhà máy hoạt động, TP Cần Thơ đã ban hành Kế hoạch về việc thực hiện thu gom và phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.
Rác sinh hoạt sẽ được phân loại theo tiêu chí công nghệ của nhà máy, như: Chất thải rắn sinh hoạt không đốt được (kim loại, rác xây dựng, thủy tinh, gốm sứ…); chất thải rắn nguy hại (pin, thiết bị điện tử, bóng đèn, bình ga, bình ắc quy…); chất thải rắn sinh hoạt đốt được (loại trừ thành phần rác không đốt được và chất thải rắn nguy hại nêu trên).
Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt đốt được thu gom hằng ngày và vận chuyển đến khu xử lý của Nhà máy Đốt rác phát điện Cần Thơ, đây là loại rác thải có khối lượng lớn nhất trong ngày.
Giảm tải cho bãi rác lộ thiên
Đầu tháng 8/2019, UBND TP Cần Thơ đồng ý cho Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB Cần Thơ Công ty xử lý chất thải tại cần thơ vận hành Nhà máy Đốt rác sinh hoạt phát điện Cần Thơ) đốt thử nghiệm 2.500 tấn rác tại bãi rác Đông Thắng (huyện Cờ Đỏ). Đây là bãi rác lớn, quá tải của thành phố.
Từ nhiều năm qua, các hộ dân sống xung quanh bãi rác này khổ sở vì mùi hôi, ô nhiễm không khí và nguồn nước.
Kể từ đầu tháng 10 đến nay, mỗi ngày Nhà máy Đốt rác sinh hoạt phát điện Cần Thơ tiếp nhận 50 – 100 tấn rác đã qua chôn lấp tại bãi rác Đông Thắng. Dự kiến, thời gian vận chuyển hết số rác chôn lấp tại bãi rác này khoảng 2 tháng.
Đến nay, đã vận chuyển, đốt thí điểm được hơn 500 tấn rác thải chôn lấp để phát điện. Số rác chôn lắp sau khi được đưa vào nhà máy sẽ trộn với rác thải mới phát sinh và được đốt.
Sau khi đốt thí điểm 2.500 tấn rác theo kế hoạch tại Nhà máy Đốt rác phát điện Cần Thơ, thành phố sẽ xây dựng phương án để tiếp tục đốt khối lượng rác thải còn lại của bãi rác Đông Thắng.
Theo ông Nguyễn Chí Kiên – Phó Giám đốc Sở TN&MT TP Cần Thơ: “Sau khi nhà máy xử lý rác thải tại cần thơ đi vào hoạt động, UBND thành phố có chủ trương sẽ đóng cửa 2 bãi rác Ô Môn và Cờ Đỏ. Hiện nay, Sở đang hoàn thiện kế hoạch đóng cửa 2 bãi rác này. Khi đóng cửa 2 bãi rác nêu trên phải xử lý triệt để rác thải sinh hoạt chôn lấp và nước thải”
Thông tin từ bộ phận kỹ thuật Nhà máy đốt rác sinh hoạt phát điện Cần Thơ: Với nhiệt độ trên 1.000 độ C thì rác cháy hoàn toàn và nhiệt lượng tận dụng làm quay tua bin phát điện. Hệ thống xử lý khói thải được xử lý triệt để do quy trình khép kín hoàn toàn.
Tro phát thải được khép kín đưa vào nhà máy xử lý tro sỉ lò, tiến hành sàng lọc tách kim loại và một số chất khác; phần còn lại sàng lọc làm vật liệu xây dựng ép làm gạch không nung. Nước rỉ từ rác được xử lý hoàn toàn và đưa trở lại làm mát hệ thống lò đốt.
Ưu điểm của nhà máy xử lý rác thải phát điện là nguồn nguyên liệu được sử dụng từ rác thải sinh hoạt hằng ngày và rác thải đang chôn lấp ở các bãi rác lộ thiên. Do đó đã giải quyết được vấn đề “nan giải” mà các nhà máy xử lý rác thải lộ thiên đang gặp phải…
Môi trường Bảo Minh Xanh